Chuyển đến nội dung chính

Bà Mụ – Wikipedia tiếng Việt


Bà Mụ, gọi nôm na là Mẹ sanh (hay "Mẹ sinh") theo quan niệm dân gian là những tiên nương phụ trách vấn đề sinh đẻ, được người dân tại Việt Nam thờ cúng theo tín ngưỡng.





Sự tích 12 Bà Mụ được Nguyễn Đổng Chi kể trong sách Lược khảo về thần thoại Việt Nam[1]: Sự tích của 12 vị nữ thần này hiện nay chúng ta chỉ còn biết một cách lờ mờ. Có thuyết nói đó là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông ta có ý định sáng tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết lại cho đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm sau khi ông đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật ở hạ giới. Nói cách khác, 12 bà Mụ là những vị thần có trách nhiệm nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai[2].

Con số 12 Bà Mụ thường được giải thích bằng một vài quan điểm khác biệt nhau: có quan điểm cho rằng đó là một tập thể chịu trách nhiệm chung công việc tạo thành con người, và cách giải thích khác là mỗi Bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói[2]. Ở vùng đất phương Nam lại có quan niệm cho rằng 12 Bà Mụ là 12 vị luân phiên nhau lo việc thai sản trong 12 năm, tính theo "thập nhị chi" - tức theo 12 con giáp[2].



Danh sách 12 bà Mụ[3][4], mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, bao gồm:


  1. Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)

  2. Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)

  3. Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)

  4. Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).

  5. Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)

  6. Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)

  7. Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)

  8. Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)

  9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)

  10. Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)

  11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)

  12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).

Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh)[5].



Các bà Mụ được thờ cúng tại một số đền chùa như chùa Hóc Ông, chùa Biên Hòa, chùa Phước Tường Thủ Đức, chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn; trong gia đình khi phụ nữ mới sinh hay con cháu đau yếu[5], và đặc biệt được tôn vinh trong nghi thức cúng Mụ tổ chức khi đứa trẻ đầy cữ (mới sinh được 3 ngày), đầy tháng (sinh được 1 tháng); đầy tuổi tôi (sinh được 100 ngày) và thôi nôi (đầy năm).



Tại Điện Ngọc Hoàng ở Đa Kao Thành phố Hồ Chí Minh có 12 pho tượng các bà Mụ trong tư thế ngồi ngai, mỗi tượng có một kiểu ngồi độc đáo với các động tác chăm sóc trẻ: bồng trẻ, cầm bình sữa, bồng bé bú, tắm cho bé v.v. Các pho tượng được làm từ khoảng đầu thế kỷ 20, bằng chất liệu gốm với màu sắc sinh động từ màu xanh lục đậu, lam cô-ban, trắng ngà, vàng đất, nâu đen, nâu đỏ[2].









Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Moschion (bác sĩ) - Wikipedia

Đối với tác giả của chuyên luận phụ khoa Gynaecia, xin xem Muscio. Moschion (tiếng Hy Lạp: Μ σχίωΜ ) Asclepiades Pharmación, [3] và người đã sống, do đó, trong hoặc trước thế kỷ 1. Anh ta có thể là cùng một người được gọi là Corrector (tiếng Hy Lạp: Διορθωτής ), bởi vì mặc dù anh ta là một trong những người theo Asclepiades của Bithynia điểm. [4] Một bác sĩ cùng tên cũng được đề cập bởi Soranus, [5] Plutarch, [6] Alexander of Tralles, [7] Aëtius [8] Pliny, [9] và Tertullian. , một chuyên luận tiếng Latin về phụ khoa của một Muscio khác chưa được biết đến đã được dịch sang tiếng Hy Lạp; tác giả này đã được xác định sai với Moschion. [11] ^ ap. Galen, De Compos. Thuốc chữa bệnh. giây Lộc. tôi. 2, tập. xii. ^ ap. Galen, De Compos. Thuốc chữa bệnh. giây Lộc. vii. 2, tập. xiii. ^ ap. Galen, De Compos. Thuốc chữa bệnh. giây Tướng iii. 9, tập. xiii. ^ Galen, De Khác biệt. Xung. iv. 16, quyển. viii. ^ Soranus, De Arte Obstetr. ^ Plutarch, Hộ

Nửa đời 2 - Wikipedia

Half-Life 2 Nhà phát triển Valve Corporation Nhà xuất bản Valve Corporation Nhà văn ] Marc Laidlaw Nhà soạn nhạc Kelly Bailey Sê-ri Half-Life Engine Nguồn Windows, Xbox, Xbox 360, PlayStation 3, OS X, Linux, Android Phát hành Ngày 16 tháng 11 năm 2004 Microsoft Windows Xbox NA: ngày 15 tháng 11 năm 2005 EU: ngày 18 tháng 11 năm 2005 Xbox 360 NA: ngày 10 tháng 10 năm 2007 EU: ngày 19 tháng 10 năm 2007 AU: ngày 25 tháng 10 năm 2007 PlayStation 3 NA: ngày 11 tháng 12 năm 2007 ] EU: 14 tháng 12 năm 2007 AU: 20 tháng 12 năm 2007 OS X Linux Android Thể loại Game bắn súng góc nhìn thứ nhất Chế độ Người chơi đơn Half-Life 2 19659040] HλLF-LIFE 2 ) là một trò chơi video bắn súng góc nhìn thứ nhất được phát triển và phát hành bởi Valve Corporation. Đây là phần tiếp theo của Half-Life Half-Life và được phát hành vào tháng 11 năm 2004 sau năm năm phát triển 40 triệu đô la. Trong quá trình phát triển, một phần đán

John Heenan (hồng y) - Wikipedia

John Carmel Heenan (26 tháng 1 năm 1905 - 7 tháng 11 năm 1975) là một vị giám mục người Anh của Giáo hội Công giáo La Mã. Ông phục vụ với tư cách là Tổng Giám mục Westminster từ năm 1963 cho đến khi qua đời, và được nâng lên thành hồng y vào năm 1965. [1] Tiểu sử [ chỉnh sửa ] Cuộc sống và phong chức sớm ] sửa ] John Heenan sinh ra ở Ilford, Essex, là con út trong bốn người con của cha mẹ Ailen John và Anne Heenan (nhũ danh Pilkington). Anh ấy đã thử giọng cho trường hợp xướng nhà thờ Westminster năm 9 tuổi, nhưng Sir Richard Terry đã từ chối anh ấy vì "giọng nói kim loại" của anh ấy. [2] Heenan học tại trường St. Ignatius ở Stamford Hill, Ushaw College ở Durham và trường đại học tiếng Anh đáng kính ở Rome trước khi được thụ phong linh mục vào ngày 6 tháng 7 năm 1930. Sau đó, ông làm công việc mục vụ tại Brentwood cho đến năm 1947, lúc đó ông trở thành Bề trên của Hội Truyền giáo Công giáo Anh và xứ Wales. Ở vị trí này, Heenan chỉ trích Hoa Kỳ vì quá